Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

Cách Xử Trí Khi Bị Viêm Tắc Tia Sữa

Triệu chứng bầu vú sưng nóng, đau, toàn thân sốt, đau mình. Khi sữa bắt đầu xuống, hai bên vú có cảm giác căng cứng.Vú trông căng bóng vì ứ sữa. Hiện tượng ứ sữa sẽ ít xảy ra nếu con nằm cạnh mẹ suốt ngày và cho ú thường xuyên, bú sớm ngay sau khi sinh.

Hiện tượng tắc tia sữa khiến người mẹ bứt rứt khó chịu, đôi khi gây viêm tuyến vú với các dấu hiệu : sốt và sưng đau hai bầu vú, ảnh hưởng nhu cầu cho con bú của người mẹ.

>>Một số nguyên nhân gây viêm tắc tia sữa thường gặp:
Tinh thần người mẹ không thư thái, ảnh thưởng đến lưu thông của sữa.
Ăn uống thất thường, cơ thể suy yếu sau sinh nở.
Sau khi cho bú không vệ sinh lau rửa đầu vú.
Không day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh.
Không vắt bỏ sữa thừa khi con bú không hết. Sữa đóng lại lâu ngày gây tắc, ung nhũ.
Mẹ nhiễm lạnh làm cho sữa khó lưu thông.

>>Vài gợi ý về dự phòng điều trị:
Ngay sau sinh nên cho bé bú càng sớm càng tốt.
Người mẹ cần lau rửa sạch đầu vú sau khi cho bé bú.
Thai phụ không mặc áo ngực quá chật.
Trước khi sinh, hàng ngày thai phụ nên day nhẹ hai bầu vú.
Cách xử trí khi bị ứ sữa

Người mẹ nếu không thể cho bé bú được thì vắt sữa ra cho uống bằng thìa. Vắt sữa nhiều lần trong ngày nếu thấy cần thiết, tránh ứ sữa.
Đắp khăn ẩm lên vú, xoa nhẹ xung quanh bầu vú. Mẹ có thể bị sốt nhẹ khi căng tức sữa nhiều nhưng thường khỏi nhanh sau khi sữa được lưu thông nhờ đắp ấm, xoa bóp, cho bú và vắt sữa. Nếu mẹ đã làm như trên mà vẫn nóng sốt thì cần đến cơ sở y tế để khám chữa bệnh.
Có thể dùng gừng tươi giã nát, pha với nước ấm để xoa day hai bầu vú, sau đó nhớ rửa sạch hai bầu vú vì gừng có tính cay nồng khó chịu với trẻ.
Dụng lược thưa chải nhẹ trên hai bên bầu vú theo chiều từ trên xuống, từ trong ra ngoài.
Xoa bóp nhẹ nhàng từ trong phần vú bị cứng đi xuống phía núm vú để sữa được thông.

Mẹ cần được nghỉ ngơi, tẩm bổ nhiều hơn.Nếu viêm tắc tuyến sữa lâu ngày không khỏi có thể gây viêm tuyến vú, tạo khối ápxe có mủ. Khi đó cần đến cơ sở y tế để được rạch ápxe và dẫn lưu mủ

Kinh Nghiệm Xử Lý Khi Bị Tắc Tia Sữa

Các mẹ thân mến tắc tia sữa là hiện tượng xảy ra khá phổ biến đối với các mẹ, nhất là các mẹ mới sinh em bé lần đầu.
Tắc tia sữa gây ra đau, nhức, năm nghiêng cũng đau, đi mạnh cũng đau, nhất là khi mới sinh xong cơ thể còn mệt mỏi, chỗ nào cũng đau đớn,ngực thì cương cứng.Các mẹ nên làm theo những bước sau

Chườm nóng
Sau khi day ép mà các bà mẹ vẫn cảm thấy ngực bị căng tức, các mẹ có thể chườm nóng, dưới tác dụng của nước nóng (không quá nóng dẫn đến bỏng) sữa đông kết tan dần, khai thông dòng chảy tạo điều kiện cho sữa mới chảy ra. Với hình thức này, các mẹ có thể dùng túi chườm, rồi cho nước nóng (vừa đủ, không gây bỏng) để chườm, tuy nhiên các mẹ cũng cần phỉa chú ý chườm cẩn thận và tránh xa trẻ vì có thể xẩy ra các sự cố như vỡ túi chườm và bị bỏng cho mẹ và bé. Đồng thời các mẹ nên kết hợp với các động tác massage, như vậy tình hình sẽ tốt dần lên.

Day ép bằng tay
Động tác day ép : Dùng 1 bàn tay đè ép bầu vú lên thành ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào nhau. Vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí sữa đã đông kết. “day ép” chứ không phải là “xoa”, bởi vì chỉ có lực day ép mới có tác dụng đối với vị trí tắc nằm ở sâu trong bầu vú và mới có thể làm tan sữa đã đông kết. “Đè ép” nhẹ nhàng trong mức đau có thể chịu đựng được, day từ từ theo vòng tròn, tăng dần, khoảng 20 – 30 lần, rồi lại làm ngược lại. Thực hiện như trên nhiều lần.

Động tác day ép có thể áp dụng ở cả giai đoạn sớm cũng như khi tắc tia sữa đã rõ ràng, đã hình thành những cục mảng, mật độ chắc ở bầu vú. Lưu ý khi thực hiện động tác này, các mẹ nên nhẹ nhàng và kiên nhẫn, vì nếu thực hiện quá tay và thô bạo có thể sẽ rất đau đớn mà hiệu quả chưa chắc đã tốt hơn. Thậm chí còn có thể gây ra những tác dụng phụ cho bà mẹ. Các mẹ nên lưu ý thực hiện động day ép đúng cách.

Dùng dụng cụ hút sữa
Những năm gần đây, ở các khoa sản của các bệnh viện đã xuất hiện các máy hút sữa hỗ trợ cho các bà mẹ bị tắc tia sữa sau đẻ. Đây là một biện pháp mới song đã có nhiều hiệu quả và lợi ích cho các bà mẹ trẻ. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng. Dùng áp lực âm để hút nên thường chỉ sử dụng trong giai đoạn sớm khi sữa mới vón kết và với vị trí tắc nằm gần núm vú. Đối với vị trí tắc ở sâu hoặc ở nang sữa thì rất khó bởi vì nếu để áp lực nhỏ thì không thể làm tan sữa đông kết, còn nếu để áp lực lớn thì sẽ làm tổn thương nặng thêm do mạch máu, ống dẫn bị căng dãn; nhất là khi hiện tượng tắc sữa có yếu tố nhiễm khuẩn. Ở giai đoạn muộn khi sự vón kết sữa đã hình thành những cục, mảng lớn thì dùng dụng cụ hút sữa gần như không có tác dụng. Vậy nên chỉ nên sử dụng dụng cụ hút sữa khi mới xuất hiện nhưng dấu hiệu sớm của bệnh.

Núm vú là phần mà vi khuẩn dễ xâm nhập và làm tắc tia sữa.Các Mẹ cần chú ý là luôn vệ sinh phần ngực sạch sẽ, nhất là phần đầu vú, các kẽ của phần đầu vú.
Dùng khăn sạch, nhúng nước ấm để lau sạch đầu vú. Trước khi cho bé bú, bạn cần lau sạch đầu vú, vắt vài giọt sữa đầu bỏ đi rồi hãy cho bé bú.
Sau đó, nếu trẻ bú không hết sữa, cần nặn hết sữa ra để đảm bảo không có sữa đọng lại bên trong, dễ vón cục gây tắc tuyến sữa.
Lau sạch đầu vú khi bé đã bú và vắt hết sữa thừa.
Các bà mẹ nên cho con bú cả sữa đầu và sữa cuối để đảm bảo tối đa nguồn dinh dưỡng.